CÔNG TY CP ĐẦU TƯ DU LỊCH HELEN PHAN
173/1 Nguyễn Thái Học, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang ; Giấy phép ĐKKD số: 1601984134 do Sở KH & ĐT Tỉnh An Giang cấp ngày 25/09/2015 ; Giấy phép lưu trú số: 160/GCN-CĐ1 do Phòng Cảnh Sát QLHC về TTXH CAAG cấp ngày 30/12/2022 ; Người đại diện: PHAN THỊ KIM QUYÊN - Chức vụ: Tổng giám đốc
Email: letan@helenhotel.vn ; helenhotel@helenhotel.vn
Fax:
Cạnh Miếu Bà Chúa Xứ luôn náo nhiệt khách thập phương cúng viếng là Lăng mộ và Đền thờ anh hùng dân tộc Thoại Ngọc Hầu luôn trang nghiêm, thành kính.
Lăng Thoại Ngọc Hầu cò có tên gọi khác là Sơn Lăng. Đây là một công trình kiến trúc còn nguyên vẹn được xây dựng từ Triều Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.
Khuôn viên của lăng đền luôn có không khí uy nghiêm, chỉnh chu kết hợp với kiến trúc cổ xưa làm lòng du khách thêm trầm lắng và hoài niệm.
Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu.
Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829, tên thật là Nguyễn Văn Thoại) là tướng lĩnh thân cận của chúa Nguyễn Ánh. Ông được người dân Nam bộ rất mực tôn kính vì có công lớn trong việc lập làng lập ấp, giữ yên và phát triển miền tây. Là người chỉ huy và trực tiếp đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, hai con kênh hết sức quan trọng trong việc phát triển giao thương, và nông nghiệp cho đến ngày nay.
Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể hết.
Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc.
Ông cùng hai người vợ là: Châu Thị Vĩnh Tế và Trương Thị Miệt được người dân An Giang nói riêng và cả miền nam nói chung xem như những vị Thần của dân tộc. Chính những đóng góp to lớn của vợ chồng ông đã làm nên một An Giang trù phú, một nền nông nghiệp phát triển, một giao thương đường thủy liền mạch.
Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.
Phần mộ Anh Hùng dân tộc Thoại Ngọc Hầu
Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời sau.
Với lòng biết ơn đó người dân Châu Đốc xem Sơn Lăng như một phủ thờ gia tộc của mình. Trải qua hàng trăm năm Sơn lăng lúc nào cũng nghi nghút khói hương và thành kính.