CÔNG TY CP ĐẦU TƯ DU LỊCH HELEN PHAN
173/1 Nguyễn Thái Học, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang ; Giấy phép ĐKKD số: 1601984134 do Sở KH & ĐT Tỉnh An Giang cấp ngày 25/09/2015 ; Giấy phép lưu trú số: 160/GCN-CĐ1 do Phòng Cảnh Sát QLHC về TTXH CAAG cấp ngày 30/12/2022 ; Người đại diện: PHAN THỊ KIM QUYÊN - Chức vụ: Tổng giám đốc
Email: letan@helenhotel.vn ; helenhotel@helenhotel.vn
Fax:
Thành phố Long Xuyên nhìn từ trên cao
Long Xuyêncách thủ đô Hà Nội 1950km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 189km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45km về phía Đông.
Vòng xoay Đèn bốn ngọn - Trung tâm thành phố Long Xuyên
Đường Nguyễn Huệ - một trong những đường đẹp nhất Long Xuyên
Về nếp sống, TP. Long Xuyên là một vùng đất với tính cách và lối sống của người dân khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng bè, dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…).
Về kinh tế nhìn chung, Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại (chủ yếu là mua bán lúa gạo) và công nghiệp chế biến thủy sản (như cá basa).
Làng bè nuôi cá Ba Sa và cá Tra tại Long Xuyên
Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với Rạch Giá mang tên kênh VĨnh Tế (người dân hay gọi theo tên ông là kênh Thoại Hà), giúp chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên ngày nay) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh, rút ngắn thời gian vận chuyển hàn hóa giữa các tỉnh Đông Nam Bộ ra Vịnh Thái Lan.
Kênh Vĩnh Tế hay còn gọi là kênh Thoại Hà
Ngoài ra, nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại, gồm: se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm dầm chèo, đan lát, chằm nón, dệt lụa, đóng xuồng ghe, làm cẩm thạch... đã hình thành từ hàng chục năm nay.
Về giao thông, thành phố Long Xuyên có cảng Mỹ Thới và 2 bến phà là Phà Vàm Cống, Phà An Hòa... Ngoài ra, còn có hai bến phà nhỏ hơn: Phà Ô Môi và Phà Trà Ôn, phục vụ việc đi lại của người dân xã Mỹ Hòa Hưng.
Đến với TP. Long Xuyên du khách còn có thể tham quan chợ nổi Long Xuyên là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày. Đến thăm chợ Long Xuyên du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: Bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, thốt nốt…
Chợ nổi Long Xuyên
Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệmthời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (nằm ở Cù lao Ông Hổ), Đình Mỹ Phước vàBắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).
Khu nhà sàn thời thơ ấu của chủ tịch Tôn Đức Thắng
Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắngnằm ở Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách trung tâm thành phố Long Xuyên 20 phút đi phà. Đến đây, du khách được thăm ngôi nhà sàn kỷ niệm của Bác Tôn Đức Thắng lúc sinh thời, đền thờ Bác Tôn, nhà trưng bày các kỷ vật về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn… Ngoài ra du khách còn được nghỉ tại nhà dân (Homestay) để thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và ngheđờn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè nuôi cá ven cù lao.
Di tích Đình Thần Mỹ Phước
Đình Mỹ Phướclà một ngôi Đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang. Nơi đây còn thờ thần Thị, tức ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên.
Di tích chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) tuy không to lớn, nhưng là một di tích kiến trúc chính thống của người Hoa Kiều tại Việt Nam.
Nghỉ ngơi qua đêm ở đâu tại Long Xuyên
Đến thành phố Long Xuyên bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều khách sạn bình dân tại trung tâm Long Xuyên như khách sạn Ngọc Giang (2 sao), khách sạn cao cấp như khách sạn Hòa Bình I (4 sao). Và các nhà nghỉ bình dân ở khắp nơi trong thành phố.
__________________
Bài viết bởi khachsanngocgiang.com